Rươi là đặc sản quý và hiếm, sở dĩ nói như vậy là do giá trị ẩm thực và giá trị dinh dưỡng của rươi. Thêm vào đó, không phải là vùng đất nào cũng có rươi và không phải nơi nào cũng nuôi được loài sinh vật này. Rươi chỉ sinh sống rải rác ở một số địa phương thuộc các tỉnh đồng bằng châu thổ ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, những nơi có diện tích đất ngập úng, có nước sông lên xuống đều đặn tràn vào đồng tạo nên môi trường nước lợ thích hợp cho rươi sinh trưởng và phát triển. Mặc dù số lượng ít nhưng rươi mang lại giá trị kinh tế cao cho những vùng nuôi rươi và những người nuôi rươi.
Đặc điểm sinh học của con rươi
Con Rươi (có tên khoa học: Nereidae, đôi khi viết là Nereididae) là một họ giun nhiều tơ (Polychaeta) gồm khoảng gần 500 loài, chia thành 42 giống, chủ yếu là giun nhiều tơ sinh sống ở môi trường biển và nước lợ.
Rươi có hình dạng tương tự như giun với các đốt chạy từ đầu đến đuôi, trên thân rươi có những túm tơ dài. Thân rươi dài khoảng 6-7cm và hơi dẹp, màu sắc khá đa dạng từ hồng nhạt, nâu nhạt, xanh nhạt, đỏ hồng, trắng… Hình dạng của chúng nói chung khá đáng sợ, nhất là khi đến mùa sinh sản, rươi nổi lên hàng đàn lúc nhúc khắp mặt nước. Nếu không phải là người bắt rươi nhìn đã quen mắt thì dù có lá gan lớn đến đâu bạn cũng phải giật mình khi trông thấy cảnh tượng có một không hai này.
Ở Việt Nam rươi còn có tên gọi dân dã là “con rồng đất”. Họ rươi chủ yếu gồm các sinh vật sống ở biển, một số có thể bơi ngược dòng vào sông, hồ, theo nước lớn tràn vào đồng. Rươi có thể được tìm thấy ở nhiều tầng nước, là động vật ăn tạp. Thành phần thức ăn của rươi chủ yếu từ mùn bã hữu cơ và các loài tảo, chúng sống và tìm kiếm thức ăn trong các đám rong, cỏ biển, núp mình dưới đá hay trong cát và bùn.
Rươi thuộc loài giun đốt nhưng không sinh sản vô tính mà chúng có cả con đực và con cái. Đến mùa sinh sản hay chính là mùa thu hoạch rươi, phần đuôi rươi tự ngắt và nổi lên khỏi mặt nước để thực hiện chức năng duy trì nòi giống, đây cũng chính là phần chúng ta thu hoạch được và sử dụng làm thực phẩm.
Nghề nuôi rươi
Rươi cho thu hoạch thương phẩm chỉ rải rác ở một số hệ sinh thái nước lợ hay đồng trũng ở một vài tỉnh ở đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Nói về nghề nuôi rươi phải kể đến tỉnh nuôi rươi nổi tiếng nhất nước ta đó là tỉnh Hải Dương.
Ở Hải Dương thì thuộc các huyện Tứ Kỳ, Kinh Môn, Kim Thành, Thanh Hà, chỉ còn một số vùng hẹp ven sông là còn rươi sinh sống. Trong đó, có xã An Thanh (huyện Tứ Kỳ) là một vùng quê nổi tiếng về nuôi rươi an toàn và cách đánh bắt rươi độc đáo. Rươi ở đây có số lượng và chất lượng cao, là nguồn cung cấp rươi cho nhu cầu trong nước và cả xuất khẩu sang nước ngoài.
Tại Tứ Kỳ – Hải Dương, người dân nơi đây đã sử dụng mô hình bán hoang dã để nuôi rươi bằng cách khoanh vùng và bảo vệ môi trường tự nhiên để rươi tự phát triển rồi thu hoạch. Đây là mô hình nuôi bán hoang dã mang lại sản lượng rươi chất lượng và an toàn.
Lợi thế của việc nuôi rươi là không cần cung cấp thức ăn mà chúng tự tìm kiếm thức ăn từ tự nhiên. Tuy vậy, nghề nuôi rươi cũng không đơn giản. Điều quan trọng nhất chính là phải cải tạo mặt nước, bảo vệ môi trường sinh sống tự nhiên sạch hoàn toàn để rươi sinh trưởng và phát triển tốt. Ấu trùng rươi xuất hiện ở cửa biển và theo thủy triều trôi dạt vào các vùng ven, gặp được môi trường thuận lợi chúng sẽ dừng lại sinh sống. Việc cải tạo môi trường cho rươi vì thế càng phải được đề cao.
Xã An Thanh là một xã nằm ven sông Thái Bình, tập trung chủ yếu ở hai thôn là An Định và An Lao có trên 100 ha đất bãi ven sông có môi trường thích hợp cho rươi sinh trưởng và phát triển. Trong đó, riêng ở thôn An Lao đã có khoảng 170 mẫu ruộng cho thu hoạch rươi. Từ lâu người dân trong thôn đã biết bắt đầu thu hoạch rươi từ những năm 80 của thế kỷ trước Khi nhận thấy được những lợi ích mang lại từ việc nuôi rươi, người dân nơi đây chuyển sang chỉ cấy lúa một vụ trong năm, không sử dụng thuốc trừ sâu hay phân bón hóa học; đồng thời cấy các giống lúa truyền thống và chuyển sang sử dụng các loại phân bón hữu cơ như rơm, rạ, phân gia súc để bảo vệ môi trường sinh thái giúp cho loài rươi sinh trưởng tự nhiên.
>> Xem thêm:
Giá trị kinh tế của con rươi
Như đã nói, con rươi được đánh giá cao về giá trị ẩm thực và giá trị dinh dưỡng. Dù bề ngoài có hơi đáng sợ nhưng khi chế biến thành những món ăn đặc sắc như chả rươi, rươi cuốn lá lốt, mắm rươi, rươi chiên xù, rươi xào củ niễng… thì rươi lại mang hương vị thơm ngon hấp dẫn đến khó cưỡng. Rươi còn chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng bao gồm canxi, photpho, sắt, kẽm, lipid… lượng dinh dưỡng này thậm chí còn cao hơn thịt bê có trọng lượng tương đương.
Khi những giá trị của rươi được biết đến nhiều hơn thì nhu cầu thưởng thức món đặc sản này ngày lại càng nhiều. Từ món ăn dân dã đồng quê thường thấy trong mâm cơm nhà mỗi độ thu về, rươi trở thành thực phẩm quý được người người săn đón. Giá trị kinh tế của chúng cũng vì thế ngày càng cao hơn.
Tại Hải Dương, nhờ mô hình nuôi rươi bán hoang dã đã giúp cho số lượng rươi ở đây sinh trưởng rất thuận lợi. Người dân thu hoạch rươi bằng cách chủ động điều tiết nước. Rươi là sản vật có giá trị kinh tế rất cao, với thị trường tiêu thụ rươi ngày càng mở rộng. Đặc biệt, được ưa chuộng hơn cả là rươi tươi được đánh bắt ở vùng đất An Thanh (Tứ Kỳ). Mỗi năm, người dân xã An Thanh thu hoạch tổng cộng khoảng 7-8 tấn đặc sản rươi, trung bình khoảng 300.000- 400.000 đồng/kg. Do giá trị kinh tế của việc thu hoạch rươi cao hơn rất nhiều so với cấy lúa nên xã An Thanh đã chủ trương mở rộng diện tích khai thác rươi trong thời gian tới.
Nguồn thu hấp dẫn từ đặc sản rươi Hải Dương đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy vùng đất này phát triển kinh tế. Mong rằng nghề nuôi rươi tại Hải Dương nói riêng và tại Việt Nam nói chung sẽ ngày càng phát triển để đặc sản rươi có thể cung cấp đầy đủ hơn cho nhu cầu của những người yêu thích rươi trên cả nước.
>> Rươi Tứ Kỳ chất lượng cho món đã biết mua ở đâu chưa? Đến ngay cửa hàng Đặc sản Bá Kiến. Đặt mua ngay TẠI ĐÂY!
Hoặc liên hệ số Hotline để được tư vấn sản phẩm nhanh nhất: 0962 08 3232.