Rươi Tứ Kỳ – Hải Dương là 1 đặc sản nổi tiếng xa gần, những món ăn từ con rươi đều hết sức thơm ngon độc đáo, hơn nữa giá trị dinh dưỡng mà rươi đem lại là rất lớn. Nghiên cứu chỉ ra rằng dinh dưỡng có trong rươi còn lớn hơn giá trị dinh dưỡng trong thịt bê non. Vì vậy, từ lâu món rươi đã trở thành “món ăn gây thương nhớ” của nhiều người. Người ta săn lùng rươi để thưởng thức, để làm quà, để buôn bán… Rươi vì thế đã hiếm nay lại càng hiếm hơn, giá của loài đặc sản này ngày càng được đẩy lên cao mà vẫn “cung không đủ cầu”. Với giá trị thu lại “quá khủng”, có những năm đắt đỏ rươi lên tới 1 triệu đồng 1 cân nên ở nhiều nơi nhân dân rầm rộ bỏ trồng lúa để nuôi rươi.
Bạn xem thêm:
Nghề nuôi rươi
Mùa rươi đến vào độ cuối tháng 9 đầu tháng 10 âm lịch hằng năm, các cụ già trong làng kể lại rằng, khi trước cứ đến mùa rươi là mặt ruộng, mặt mương đỏ au hết cả nhưng bây giờ mùa rươi đến mà con rươi ngày càng ít. Người nuôi rươi phải chú ý thời điểm rươi nổi để thu hoạch. Điều này cần phải có kinh nghiệm lâu năm để trong thời gian ngắn thu hoạch được hết phần rươi nổi lên. Nếu không nhanh tay rươi sẽ bị chết và chìm xuống đáy sông hoặc theo dòng thủy triều trôi ra biển. Không phải ngày nào cũng thu hoạch được rươi, chúng chỉ nổi lên vào những ngày đầu, cuối hoặc giữa các tháng mùa thu nên việc bắt rươi càng phải cẩn trọng.
Nuôi rươi là một cái nghề nhưng không phải nơi nào cũng có thể hành nghề. Rươi chỉ có ở một số tỉnh có vùng nước lợ, có bãi bồi ven cửa sông. Bên cạnh kinh nghiệm truyền thống mà ông cha để lại thì nuôi rươi còn phải áp dụng những kỹ thuật tiên tiến, đảm bảo rươi phát triển cả về số lượng và chất lượng. Tránh nguy cơ tuyệt chủng do môi trường ô nhiễm và do tình trạng săn bắt quá mức của con người.
Đầm nuôi rươi phải là nơi có độ mặn từ 0-10%, là bãi thủy triều hoặc ruộng lúa, nơi thủy triều ra vào. Đầm nuôi phải đảm bảo diện tích, tỉ lệ bùn cát, lượng oxy, độ pH phù hợp và đắp bờ cao chắc chắn. Nơi nuôi rươi phải sạch sẽ, cách xa khu vực nước thải, khu vực ô nhiễm. Người nuôi rươi phải cải tạo đầm nuôi 2 lần/năm nhằm loại bỏ địch hại, tạo độ dốc, loại bỏ cỏ dại, tu sửa hệ thống thoát nước, kiểm tra độ pH và tạo sinh cảnh. Sau khi có môi trường nuôi rươi phù hợp thì tiến hành lấy giống tự nhiên thông qua kỳ nước thủy triều. Quá trình chăm sóc rươi cũng khá kỳ công vì phải đảm bảo không sử dụng các loại hóa chất, thay nước cải tạo đầm, lấy thức ăn cho rươi thông qua mỗi kỳ thủy triều lên.
Người nuôi khó có thể tác động vào số lượng và chất lượng rươi trong đầm, chỉ có thể cải tạo môi trường cho rươi sinh trưởng và phát triển thuận lợi nhất có thể.
Vùng nuôi rươi điển hình
Mặc dù là đặc sản ở Hải Dương, nhưng 1 số tỉnh thành khác cũng có rươi và đang tiến hành nuôi rươi. Tại thôn Đông Ninh, xã Tiên Minh, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng là nơi có nhiều hộ gia đình nuôi rươi nhất. Các hộ gia đình bỏ trồng lúa, khoanh ruộng, tháo nước, đắp be bờ,…để tạo môi trường nuôi rươi. Không giống như nuôi các loài thủy sản khác, nuôi rươi không hề đơn giản. Từ khâu tạo đầm nuôi, đến khâu lấy giống, tạo thủy triều lên xuống, rồi thu hoạch tất cả những khâu này cần trình độ khéo léo và kinh nghiệm phải hết sức dày dặn. Theo như thống kê của xã, sản lượng rươi của 1 hộ gia đình có thể lên đến 150 tấn/năm. Với giá trị trung bình 300- 500 nghìn đồng/cân thì việc nuôi rươi quả thật đem lại nguồn thu nhập quá lớn cho các hộ gia đình. Chính vì vậy mà phòng nông nghiệp huyện Tiên Lãng đã đưa ra dự định sẽ xây dựng phương án quản lý nghề và hỗ trợ người dân trong việc phát triển nghề nuôi rươi.
Bên cạnh Hải Phòng thì ở Hải Dương – quê hương của con rươi cũng đang thực hiện nuôi rươi quảng canh. Hai năm trở lại đây, nhiều hộ gia đình đã thực hiện nuôi rươi và thu nhập kinh tế tiến triển rõ rệt. Ở Hải Dương thì việc nuôi rươi diễn ra thuận lợi hơn, trong đó nhiều nhất là khu vực Tứ Kỳ – Hải Dương. Sau mỗi vụ lúa là người dân trong vùng lại tạo đầm, đắp bờ be, khoanh vùng để cho rươi vào. Theo những người nuôi rươi kể lại rằng, nuôi rươi không cần kỹ thuật mà cần kinh nghiệm, và phải hiểu được rươi. Chỉ cần nuôi trong vòng 6 tháng là có thể thu hoạch được. Với vốn đầu tư không lớn, nếu áp dụng quy trình kỹ thuật nuôi quảng canh có thể đạt năng suất 600kg – 1,5 tấn/ha rươi thương phẩm, trừ chi phí sản xuất và tiền thuê đầm hằng năm có thể mang lại lợi nhuận 150 – 300 triệu đồng/ha và hầu như không có rủi ro.
Đây được xem là 2 khu vực điển hình trong việc nuôi rươi, ngoài ra ở Cam Ranh người dân cũng đã bắt đầu nuôi rươi, ban đầu sản lượng thu hoạch không đáng kể, nhưng sau có nhiều kinh nghiệm, người dân đã biết cách nuôi và trung bình mỗi ngày ở đây xuất đi tầm 4-5 tạ và thu lợi nhuận 200 đến 400 nghìn đồng 1 cân rươi. Ngoài ra, các tỉnh như Khánh Hòa, Quảng Ninh, Thái Bình, Thanh Hóa,.. cũng đã xuất hiện 1 số hộ gia đình nuôi rươi và nguồn thu nhập rươi mang lại cũng khá ổn định. Và hiện nay thì Trung Quốc cũng đã thành công trong việc nuôi rươi, trung bình mỗi ngày Trung Quốc có thể thu hoạch được vài tấn rươi.
Việc nuôi rươi ngày càng phát triển ở nhiều nơi, tuy nhiên cũng không có 1 cuốn sách nào viết về kỹ thuật nuôi rươi, người dân chỉ nuôi theo kinh nghiệm bao nhiều năm đi vớt rươi của họ, rồi truyền tai nhau, giúp dỡ nhau trong khi nuôi trồng. Bên cạnh đó, chính các hộ gia đình nuôi rươi đã khẳng định rằng “Nuôi rươi không chỉ mang lại một nguồn lợi kinh tế lớn mà còn giúp bảo vệ và cải tạo môi trường sinh thái ven sông” đây là 1 điều thật sự tốt đới với đất nước chúng ta. Theo đó, tại các địa phương, cần có những chính sách ủng hộ và hộ trợ nhân dân nuôi rươi quảng canh để những năm tới, loài rươi không bị tuyệt chủng, hơn nữa có thể đem lại nguồn thu nhập ổ định từ công việc này.
>> Mua rươi Tứ Kỳ ngon, chất lượng tại cửa hàng Đặc sản Bá Kiến TẠI ĐÂY! Hoặc liên hệ số Hotline để được tư vấn sản phẩm nhanh nhất: 0962 08 3232.