Mỗi năm một mùa, chỉ đợi trở trời, hàng triệu con rươi rời ổ dưới đất, tự ngắt đôi để những đoạn đuôi ngoi lên đỏ cả mặt đầm. Chúng bơi như múa tạo nên một hình ảnh vô cùng ấn tượng cho mùa rươi nổi ở Hải Dương. Những chủ đầm hối hả tháo nước, vội vã chuẩn bị lưới, rổ và thùng đựng. Mùa Rươi Tứ Kỳ đến.
Mùa rươi Tứ Kỳ vào thời gian nào?
Cứ đến tầm tháng 9, 10 âm lịch, cả thôn An Định, xã An Thanh, huyện Tứ Kỳ, Hải Dương lại trở nên rộn rã khi bắt đầu vào mùa Rươi Tứ Kỳ. Chỉ đợi trở trời là hàng triệu con rươi rời tổ ngoi lên đỏ cả mặt nước. Đám trẻ con trong làng lại được dịp vầy nước, chạy khắp các đầm để khuấy bùn cho đám rươi ngoi lên.
Một chủ đầm rươi cho biết, “Thực ra thì lúc nào trong đầm cũng có rươi nhưng chỉ vào các tháng mùa thu mới là thời điểm sinh sản của chúng. Lúc này rươi chín hẳn, chúng ngoi lên mặt nước để đẻ và thường nhằm vào ngày nước lớn, trước khi mùa mưa tới.”
Theo kinh nghiệm của người dân đánh bắt rươi, rươi nổi liên quan mật thiết tới sự chuyển biến của thời tiết. Đến mùa rươi, trời nắng bỗng chuyển sang mưa, đang nóng bỗng chuyển sang rét, khi thủy triều tràn vào ruộng, vào các con mương thì rươi lên rất nhiều và đó cũng là thời điểm thu hoạch.
Trên thực tế, mùa Rươi Tứ Kỳ nhộn nhịp nhất có thể bắt đầu từ trong khoảng tháng 8 đến tháng 11 âm lịch. Vào thời điểm này, mọi người dân trong làng đều chú ý quan sát mặt nước nơi có rươi sinh sống. Bởi vì trong mỗi tháng này, rươi sẽ nổi lên nhưng không cố định về thời gian, thường chúng sẽ nổi lên vào các ngày đầu tháng, giữa tháng hoặc cuối tháng, mỗi lần lại chỉ nổi lên khoảng 2 giờ. Nếu không chú ý thời điểm rươi nổi thì chúng sẽ chết và chìm xuống đáy nước hoặc theo dòng thủy triều mà trôi đi mất.
Khi còn sống dưới bùn, thân rươi có thể dài 50-60cm. Nhưng đến mùa sinh sản, chúng thường tự ngắt rời những đoạn đuôi cỡ 4-5cm chứa trứng và tinh trùng. Những đoạn đuôi này nổi lên trên mặt nước và đây chính là “con rươi” mà chúng ta thu hoặc và sử dụng. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ sinh sản, những đoạn đuôi này được xem như đã chín và chỉ còn chờ chết.
Nghề nuôi Rươi Tứ Kỳ
Trước kia, khi ruộng xã còn chưa chia thửa, người dân thu hoạch rươi bằng cách cứ thấy rươi nổi ở đâu thì vớt ở đó. Nhưng sau này, khi ruộng xã đã chia theo từng thửa cho người dân thuê lại đất thì cách thu hoạch Rươi Tứ Kỳ là xả nước khỏi ruộng, rươi nổi lên theo cống ra ngoài và chui vào lưới đã giăng sẵn. Những thửa ruộng này trước mùa rươi thì làm nông nghiệp, trồng hoa màu, đến mùa thì thu hoạch rươi, tăng trưởng kinh tế.
Xã An Định có khoảng 40 hộ gia đình làm nghề này. Hộ sở hữu ruộng nhỏ nhất cũng là 1 mẫu. Nếu được mùa thì một hộ có thể thu tới cả tấn rươi một mùa. Đây được coi là một nghề khá nhàn và có thu nhập tốt hơn hẳn so với các nghề nông khác ở khu vực Tứ Kỳ bởi cùng một ruộng, người nông dân vừa có thể trồng lúa, vừa có thể thu hoạch rươi khi đến mùa.
Cứ đến mùa rươi là thương lái từ khắp nơi lại đổ về đây thu gom. Đến giờ thu hoạch rươi, chỉ cần nghe chủ đầm báo là người mua sẽ đổ về túc trực quanh đầm rươi, đợi thu hoạch xong lập tức bảo quản trong hộp xốp và vận chuyển đi khắp các chợ lớn nhỏ. Là một loại đặc sản rất “bổ” lại ngon và lạ, giá rươi dao động từ 300.000 – 500.000đ/kg, có năm mất mùa giá còn cao hơn, có khi lên đến trên dưới 1.000.000đ/kg.
>> Xem thêm: Tìm hiểu rươi bổ như thế nào?
Mặc dù giá cao nhưng Rươi Tứ Kỳ lại vô cùng được yêu thích, nhất là đối với những người sành ăn nên rươi bắt được bao nhiêu đều bán hết. Rươi thường được phân phối đi các tỉnh thành lớn như Hà Nội, TP.HCM và được đem đi xuất khẩu. Rươi thường xuyên ở trong tình trạng cung không đủ cầu nên khi đến mùa rươi bạn đừng quên nhanh tay tìm mua cho mình những chú rươi thơm ngon bổ dưỡng nhé!
Mặc dù vốn đầu tư cho nuôi rươi ban đầu là khá cao, ở mức 300-400 triệu nhưng rươi lại được giá nên có thể nhanh chóng gỡ vốn lại cho người đầu tư. Rươi cũng không dễ nuôi, hay nói cách khác là người nuôi rươi khó có thể tác động vào số lượng và chất lượng rươi. Rươi sản sinh và phát triển một cách tự nhiên ở các vùng nước lợ, đất bãi quanh cửa sông. Nuôi rươi phải cải tạo môi trường thuận lợi cho rươi phát triển, cho dù có trồng hoa màu cũng tuyệt đối không được sử dụng chất hóa học, thuốc trừ sâu…
Rươi được chế biến thành rất nhiều món ngon khác nhau. Đa số người ăn đều quen thuộc với món chả rươi nhất nhưng ngoài ra còn có rươi kho nồi đất, rươi nấu canh măng, rươi cuốn lá lốt, rươi rang muối, lẩu rươi…
Thực khách có thể thưởng thức món ngon hấp dẫn này tại các nhà hàng của Hà Nội hay Hải Dương. Món rươi phải trải qua công đoạn sơ chế phức tạp hơn các loại thực phẩm khác nhưng cách chế biến lại khá đơn giản. Nếu không muốn đến các nhà hàng, bạn cũng có thể tự mua rươi béo ngon và chất lượng tại các địa chỉ uy tín. Chiêu đãi cả nhà bằng các món thơm ngon bổ dưỡng tự làm từ đặc sản rươi sẽ khiến bữa cơm gia đình thêm ý nghĩa.
>> Cửa hàng Đặc sản Bá Kiến là địa chỉ bán Rươi Tứ Kỳ chất lượng, uy tín mà giá cả phải chăng. Đặt mua ngay TẠI ĐÂY!
Hoặc liên hệ số Hotline để được tư vấn sản phẩm nhanh nhất: 0962 08 3232.
Ngoài nổi tiếng cả nước bởi Rươi Tứ Kỳ thì về Hải Dương thực khách sẽ còn được thưởng thức rất nhiều món đặc sản ngon khác như vải thiều Thanh Hà, bánh đậu xanh, bánh gai Ninh Giang, bún cá rô đồng… Mỗi loại đặc sản đều mang đến cảm nhận rất riêng cho vùng đất này, bạn hãy tự mình cảm nhận nhé!
>> Bạn không nên bỏ lỡ: Về Hải Dương thưởng thức bánh gai Ninh Giang