Đặc sản rươi của Hải Dương là một loại thực phẩm cực kì thơm ngon và bổ dưỡng nhưng không phải ai cũng biết đến. Một phần cũng bởi loại hải trùng này chỉ có vào mùa thu, khoảng từ tháng 8 đến tháng 10 âm lịch ở một số tỉnh miền Bắc. Trước đây, chỉ những người sành ăn, thường săn lùng của ngon vật lạ mới biết đến rươi. Theo thời gian, rươi ngày càng được nhiều người yêu thích và tìm mua khiến chúng càng thêm quý hiếm.
Rươi có thể chế biến thành rất nhiều món khác nhau như chả rươi, rươi kho, mắm rươi, rươi rang muối, rươi cuốn lá lốt… Bạn hoàn toàn có thể mua rươi tươi sống hoặc rươi đông lạnh về để tự chế biến tại nhà. Nếu để ý ta sẽ thấy các món chế biến từ rươi hầu hết đều có một thứ gia vị đó là vỏ quýt. Tại sao lại như vậy?
Nội dung bài viết
Tác dụng của vỏ quýt?
Theo Đông y, vỏ quýt (hay còn gọi là trần bì) vốn là phần thường bị bỏ đi sau khi sử dụng phần thịt quả thực chất lại có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe.
Loại dược liệu này rất phổ biến trong y học cổ truyền, trong đó tác dụng nổi bật là phòng và chữa những bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và hô hấp. Khi đi vào cơ thể, vỏ quýt hỗ trợ làm dạ dày ấm lên cho cảm giác dễ chịu, chúng còn có tác dụng hóa đờm tiêu ích. Vỏ quýt tạo cảm giác ngon miệng khi ăn, giảm căng thẳng mệt mỏi, giúp thư giãn tinh thần.
Vỏ quýt tươi có chứa 3.8% tinh dầu, 9% hectozan, ngoài ra còn có các chất khác như carotene, vitamin B1, B2. Tinh dầu lấy từ vỏ quýt có vị the, cay đắng nhẹ và mùi thơm rất dễ chịu.
Chế biến rươi kèm theo vỏ quýt
Chỉ cần để ý một chút ta sẽ thấy tất cả các món chế biến từ rươi đều có nguyên liệu không thể thiếu là vỏ quýt, trong đó vỏ quýt hôi , loại quýt vỏ mỏng chính là loại được ưa chuộng nhất. Đây hoàn toàn không phải điều ngẫu nhiên. Từ 2-3 vỏ quýt băm nhỏ, thái sợi hay nghiền thành bột sẽ giúp món rươi thơm ngon hơn nhưng quan trọng nhất là để hỗ trợ quá trình tiêu hóa rươi.
Rươi giàu dinh dưỡng, thịt rươi chứa nhiều chất quan trọng trong đó phải kể đến lượng đạm giàu có. Lượng đạm cao, không giống như đạm có trong các thực phẩm thông thường như thịt bò, thịt lợn. Điều này ngược lại có thể gây ra những phản ứng cho người sử dụng do đạm có trong rươi ngấm vào thành ruột.
Rươi là loài nhuyễn thể sống ở lớp bùn cát dưới đáy nước, do đó chúng rất dễ bị nhiễm những chất độc từ chính môi trường mà chúng sinh sống, nhất là ở khu vực đất và nước bị ô nhiễm nhiều. Nhuyễn thể sống dưới môi trường bùn cát như rươi dễ trở thành loài trung gian truyền bệnh nếu không biết cách chế biến. Hơn nữa, khi chết, là một loài nhuyễn thể nên rươi rất dễ bị phân hủy, sinh ra nhiều độc tố. Do đó ăn phải rươi chết dễ gây ra khó tiêu, ngộ độc, sình bụng, tiêu chảy cấp, nặng nề hơn là nguy hiểm tới tính mạng.
Có thể dân gian cũng đã nhận biết được vấn đề này, qua nhiều năm kinh nghiệm sử dụng rươi làm thực phẩm cùng với kiến thức về Đông y đã làm nên sự kết hợp giữa rươi và vỏ quýt trong chế biến món ăn. Bên cạnh việc quan trọng đầu tiên là sơ chế rươi sạch sẽ để tránh khả năng con chết làm sản sinh độc tố thì vỏ quýt chính là bước thứ hai hỗ trợ hệ tiêu hóa, tránh ngộ độc khi sử dụng rươi.
>> Tham khảo:
- Những món đặc sản ngon mê hoặc của đất Hải Dương
- Bánh đậu xanh của Hải Dương được xác lập kỷ lục đặc sản quà tặng
Các lưu ý khi sử dụng thực phẩm từ rươi
Bên cạnh việc chế biến rươi cần kèm theo vỏ quýt, để thưởng thức các món ăn từ rươi đặc sản, người chế biến cần nằm lòng những lưu ý quan trọng đảm bảo độ an toàn và hương vị thơm ngon của rươi.
- Thứ nhất, việc chọn rươi phải tiến hành cẩn thận. Chọn những con rươi to khỏe, đỏ hồng, béo mập, bơi khỏe. Kinh nghiệm khi mua rươi là chọn những con rươi bơi ở phía trên mặt vì những con yếu, con chết thường bị đẩy xuống dưới. Nếu bạn mua rươi đông lạnh thì tốt nhất nên chọn những cơ sở bán rươi uy tín, không nên ham của rẻ hoặc thực phẩm không rõ nguồn gốc sẽ dễ mua phải rươi kém chất lượng.
- Thứ hai, phương pháp bảo quản và rã đông rươi cũng rất quan trọng. Nếu sử dụng trong thời gian dài, bạn nên bảo quản chúng trong tủ đá bằng hộp nhựa có nắp đậy hoặc túi hút chân không. Rã đông rươi bằng cách để xuống ngăn mát 1 tiếng trước khi sử dụng, tránh ngâm nước hoặc rã đông bằng lò vi sóng.
- Thứ ba, sơ chế rươi đúng cách với hai bước. Bước 1 là rửa rươi bằng nước lạnh vài lần để sạch rác, nhờn bẩn và rươi chết. Bước 2 là chần rươi qua nước sôi 70-80 độ vài lượt cho rươi rụng bớt lông. Quá trình này cần nhẹ tay để tránh con rươi bị vỡ nát.
- Thứ tư, về đối tượng sử dụng rươi. Một số người không nên hoặc không được sử dụng các món chế biến từ rươi, đó là người có cơ địa dị ứng hải sản, người dị ứng rươi, bà bầu và trẻ nhỏ. Điều này là để đảm bảo an toàn cho hệ tiêu hóa và tránh tình trạng ngộ độc với đối tượng mẫn cảm.
Rươi là loại đặc sản ngon, quý, bổ dưỡng rất đáng để thưởng thức. Khi chế biến các món ăn từ rươi, từ chả cho đến mắm rươi, bạn đừng quên nêm thêm vỏ quýt vừa để tăng hương vị cho món ăn, vừa để phòng tránh các biểu hiện xấu về đường tiêu hóa. Đồng thời cần tuân thủ các nguyên tắc chế biến, bảo quản và sử dụng rươi để có thể yên tâm thưởng thức.
Ngoài rươi ra thì Hải Dương còn rất nhiều món đặc sản ngon mê hoặc khác như bánh đậu xanh, vải thiều Thanh Hà, bánh gai Ninh Giang, bún cá rô đồng… Có dịp về Hải Dương, bạn đừng quên tự mình trải nghiệm nhé!
>> Mua rươi ngon, chất lượng tại cửa hàng Đặc sản Bá Kiến TẠI ĐÂY! Hoặc liên hệ số Hotline để được tư vấn sản phẩm nhanh nhất: 0962 08 3232.