Con rươi còn được gọi là “rồng đất”, là loài hải trùng sống ở vùng giáp ranh ba tỉnh: Hải Dương, Hải Phòng và Thái Bình, ngăn cách bằng con sông Luộc, trong đó nhiều nhất ở các huyện Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, Thanh Hà, Tứ Kỳ, Ninh Quang, trên các nơi nước lợ. Tuy vậy ở mỗi nơi thì con rươi lại không hề giống nhau, ví thử như rươi Hải Dương to hơn, ngon hơn, nhiều bột hơn rươi ở các vùng khác nên được người tiêu dùng chuộng hơn.
Bạn tham khảo:
Ở những nơi có rươi, dân trong vùng ai cũng thuộc lòng câu ca “Tháng chín đôi mươi, tháng mười mồng năm”, nghĩa là thời điểm rươi thường xuất hiện vào ngày 20 tháng 9 và mồng 5 tháng 10 tính theo âm lịch, dân trong vùng lại nô nức rủ nhau đi bị đi xúc rươi. Mà hay ở chỗ là “cứ đến hẹn lại lên”, vào tầm thời điểm đấy là rươi xuất hiện, đúng độ trăng lên không lệch đi đâu lần nào, rươi lên nhiều lúc nhúc trên mặt nước, nên ta mới có câu tục ngữ “Đông như rươi” nghĩa là không có cái đông nào tuyệt đối sánh bằng! Rươi thân mềm, có quãng đời sống rất ngắn, chỉ vớt lên được 1 thời gian là sẽ chết ươn nếu không biết bảo quản đúng cách.
Rươi được xem là “của quý trời cho” nên rất nhiều chuyên gia đã tìm hiểu về loài này. Theo các chuyên gia thì rươi là loài vô cùng giàu dinh dưỡng nên những món ăn từ rươi rất bổ. Trong 100g rươi có 81.9g nước, 12.4g protid, 4.4g lipid, cung cấp cho cơ thể được 92 calo, khi đó thịt bê non chỉ cung cấp được 87calo (trong 100g thịt bê nạc có 78.2g nước, 20g protid, 0.5g lipid). Ngoài ra, rươi còn chứa nhiều loại muối khoáng quan trọng với sức khỏe như canxi, photpho, sắt, kẽm… Vì vậy những món ăn từ rươi luôn được yêu thích không chỉ vì lạ miệng, thơm ngon mà còn vì đây là món ăn nhiều dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Tuy nhiên, chính những chất bổ dưỡng như vậy lại khiến cho việc ăn rươi cần hết sức phải chú ý. Vì vậy mới nói muốn ăn rươi phải biết cách ăn
Muốn ăn rươi phải kèm với vỏ quýt
Bất kỳ món ăn nào được chế biến từ con rươi đều nấu kèm với là quýt, 1 phần vì làm tăng mùi vị hấp dẫn cho món ăn và phần quan trọng là trong vỏ quýt có chất làm kiềm chế tính độc của con rươi. Vì vậy dân gian ta có câu “Trời sinh voi sinh cỏ, sinh rươi sinh vỏ quýt” là ý chỉ sự kết hợp hoàn hảo giữa vỏ quýt và con rươi.
Không phải ai cũng ăn được rươi
Rươi là món ăn ngon, bổ nhưng không phải ai cũng ăn được loài này. Vì những chất bổ trong rươi, nên có những trường hợp không thể ăn được. Phụ nữ có thai, em nhỏ, người có cơ địa dị ứng không nên ăn rươi, mà nếu muốn ăn thì ăn thử từng chút để xem phản ứng của cơ thể. Riêng đối với người mới ốm dậy thì món ăn từ rươi như chất độc ngấm vào trong cơ thể. Vì thế, bạn phải hiểu rõ cơ thể mình như thế nào trước khi thưởng thức món ăn ngon này.
Mách bạn: Những người không nên ăn rươi
Bảo quản rươi bằng cách đông lạnh phải có kỹ thuật
Rươi không giống như cá, tôm để đông lạnh 1 cách đơn giản, không cầu kỳ. Riêng rươi thì bảo quản cần cả kỹ thuật và kinh nghiệm, vì rươi là sinh vật sống dưới đáy nước, nên nó rất dễ phân hủy và khi đó sẽ tạo ra những chất độc làm hại sức khỏe con người. Và tốt nhất không nên để rươi đông lạnh quá lâu. Và khi bỏ rươi đông lạnh ra giã đông thì cũng phải chú ý, không rươi rất dễ bị nhiễm độc, bẩn.
Và điều chú ý cuối cùng là khi bỏ rươi ra chế biến, dù rươi đông lạnh hay rươi tươi thì cũng không được để quá lâu, vì rươi phân hủy rất nhanh, nếu bạn để lâu thì rươi sẽ ươn thối không ăn được.
Trên đây là 1 số chú ý mà chúng tôi muốn chia sẻ cho bạn đọc, những người yêu thích và quan tâm đến món ăn đặc sản thơm ngon này. Chúc các bạn thành công!