Rươi là 1 đặc sản nổi tiếng không ai không biết đến, nhưng những câu chuyện về loài rươi này thì vẫn là 1 bí ẩn chưa có lời giải.
Nội dung bài viết
Rươi sinh sống và phát triển bí ẩn
Con rươi không phải ở đâu cũng có, nó chỉ xuất hiện rải rác ở đồng bằng vùng trũng, có diện tích đất ngập úng, có con nước thủy triều lên xuống của các con sông, con lạch nhỏ, nước lợ của 1 số tỉnh thành trong cả nước như Trà Vinh, Hà Tĩnh, Hải Phòng, Thanh Hóa,… trong đó nổi tiếng nhất là rươi Hải Dương. Theo như các cụ trong làng, dù đã đi bắt không biết bao nhiều lần rươi nhưng vẫn không thể nào biết được chúng sinh ra như thế nào, chúng đến từ đâu, chúng ăn gì để phát triển. Dân làng trong vùng chỉ biết đến mùa rươi là rủ nhau đi vớt, chứ không ai trả lời được các câu hỏi đó, và đến bây giờ khi khoa học phát triển mạnh mẽ thì đó vẫn cứ mãi là 1 ẩn số không bao giờ có lời giải.
Rươi “thoắt ẩn thoắt hiện”
Rươi không như các loài thủy sinh khác như cá, tôm,… nuôi lớn thì được bắt. Mà rươi có theo “vụ” và cách bắt rươi cũng theo kinh nghiệm của những người đi trước. Cứ vào độ cuối thu đầu đông, vào cuối tháng 9 đầu tháng 10 âm lịch là đến mùa rươi. Lúc này ở các lạch, mương, đồng ruộng,… lúa đã gặt hết, nước lúc lên lúc xuống, trong khoảng thời gian này rươi sẽ nổi lên trên mặt nước và người dân sẽ đi vớt rươi. Chính vì vậy các già trong làng mới có câu “Tháng chín đôi mươi/ Tháng 10 mồng 5” là ý chỉ vụ rươi đến trong năm. Có nhiều khi rươi nổi lên nhiều đỏ au cả 1 đồng ruộng.
Trên các mặt đất ở đồng ruộng, rươi sẽ chui từ lỗ lên, con rươi rất dài, đứt đoạn nào thì sẽ thành 1 con nhỏ. Nhưng nó không cố định vào lúc nào sẽ chui lên khỏi mặt đất, có thể sáng, trưa, chiều, tối. Nhưng chủ yếu là buổi tối. Chúng chỉ nổi từ 1 đến 2 tiếng đồng hồ rồi sau đó mất tăm. Điều kỳ lạ là không biết chúng biến mất kiểu gì. Có nhiều người sau khi rươi biến mất đã đào thật sâu lỗ rươi chui lên nhưng không thấy gì. Những câu chuyện như thế này về loài rươi mãi là câu chuyện thần bí dài không hồi kết.
>> Có thể bạn quan tâm:
Rươi là đặc sản giàu dinh dưỡng
Con rươi thuộc họ giun, có vô số lông xung quanh mình và phân chia rõ ràng 3 bộn phận: đầu, thân và đuôi. Rươi có màu hồng hoặc màu đỏ, bơi rất chậm. Khi vớt rươi lên chậu, chúng sẽ tạo ra 1 chất nhờn để tự nuôi sống mình khi trên cạn. Theo như các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu, thì các chất dinh dưỡng trong con rươi là 1 điều bất ngờ khi nghiên cứu về loài sinh vật nhỏ bé này.
Trong 100g rươi có 81,9g nước, 12,4 protid, 4,4g lipid, 1,3g tro, cung cấp cho cơ thể được 92 calo. Như vậy so với thịt bê, rươi có giá trị dinh dưỡng cao hơn (trong 100g thịt bê nạc có 78,2g nước, 20g protid, 0,5g lipid, 1,3g tro, cung cấp được 87 calo). Ngoài ra trong con rươi còn có nhiều loại muối khoáng như canxi (66mg%), photpho (57mg%), sắt (1,8mg%). Tuy nhiên cũng chính vì hàm lượng dinh dưỡng quá cao như vậy, nên ăn rươi cũng hết sức phải chú ý nhất là đối với trẻ em và phụ nữ có thai.
Nên biết: Những người không nên ăn rươi
Món ăn đặc sản
Vì sự hiếm và vì đây là nguồn nguyên liệu bổ dưỡng nên từ lâu rươi đã trở thành đặc sản nổi tiếng được nhà nhà yêu thích. Từ con rươi ta có thể chế biến được rất nhiều món ăn ngon, mà điều đặc biệt của món ăn này là làm rất đươn giản, không hề tốn thời gian như những món ăn khác. Ta có thể chế biến từ những món ăn đơn giản như chả rươi, rươi rang muối, rươi xào củ niễng,… đến những món rươi cầu kỳ hơn chút như lẩu rươi, mắm rươi, rươi kho niêu đất,…
Như vậy, những câu chuyện về con rươi là một ẩn số chưa có lời giải, dù là khoa học hiện đại hay công nghệ kỹ thuật cao. Người ta chỉ dựa vào kinh nghiệm để có thể nắm bắt được mùa rươi và những đặc tính cơ bản của loài vật này. Ngày nay khi trên những cánh đồng ngày một nhiều chất độc hại thì số lượng rươi càng giảm, giá trị của con rươi càng đắt đỏ.
>> Nếu bạn đang tìm một địa chỉ mua rươi chất lượng, giá cả phải chăng thì hãy ghé ngay đến cửa hàng Đặc sản Bá Kiến. Đặt mua ngay TẠI ĐÂY!
Hoặc liên hệ số Hotline để được tư vấn sản phẩm nhanh nhất: 0962 08 3232.