Là 1 đặc sản chỉ có ở miền Bắc, từ lâu rươi đã trở thành món ăn “gây nghiện” của người tiêu dùng. Con rươi với hình thù không đẹp mắt nhưng khi chế biến thành món ăn thì rất thơm và ngon. Tuy vậy, loài hải sinh này còn khá lạ lẫm với nhiều người. Người biết về món rươi cũng chưa chắc biết cách thưởng thức rươi, người biết thưởng thức chưa chắc biết chế biến sao cho đúng. Có những điều bắt buộc phải nhớ khi ăn rươi để đảm bảo được hương vị, chất lượng cho rươi và sự an toàn cho người sử dụng.
Bạn tham khảo:
Con rươi là con gì?
Rươi hay còn được gọi với cái tên mỹ miều là “Rồng đất”, thuộc họ giun đốt nhiều lông tơ. Rươi có cấu tạo rươi gồm 3 phần : đầu rươi, thân rươi và thùy đuôi của rươi. Nó sống chủ yếu ở vùng nước lợ, trên các con rạch, mương, đồng ruộng ngập nước khi thủy triều lên.
Rươi được đánh giá là sinh vật bí hiểm khi những lời giải đáp về chúng vẫn chưa có câu trả lời, không ai biết chúng đi đâu về đâu, sinh sản như thế nào và ăn gì để sống. Người ta chỉ biết rằng, theo kinh nghiệm thì hằng năm cứ vào độ cuối tháng 9 đầu tháng 10 âm lịch là rươi nổi lên đỏ au cả mặt nước, dân làng lại nô nức rủ nhau đi vớt rươi.
Con rươi bổ như thế nào?
Từ con rươi người ta có thể chế biến thành nhiều những món ăn khác nhau, món nào cũng ngon và bổ dưỡng như nem rươi, rươi kho niêu đất, rươi xào củ niễng, rươi nấu măng, rươi hấp, rươi rang muối, rươi kho củ cải,… đặc biệt nhất là món chả rươi – đây là món ăn phổ biến nhất và ngon miệng nhất.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng trong 100g rươi có 81,9g nước, 12,4 protid, 4,4g lipid,… cung cấp cho cơ thể được tới 92 calo. Như vậy so với thịt bê, rươi có giá trị dinh dưỡng cao hơn (trong 100g thịt bê nạc có 78,2g nước, 20g protid, 0,5g lipid, … chỉ cung cấp được 87 calo cho cơ thể). Ngoài ra trong rươi còn có nhiều loại muối khoáng như canxi (66mg%), photpho (57mg%), sắt (1,8mg%). Bên cạnh đó con rươi kết hợp nấu với củ niễng còn có thể phòng và chữa được 1 số bệnh như bệnh về tim mạch, nóng trong,… Vì vậy là món ăn được chế biến từ rươi luôn được người tiêu dùng ưa chuộng.
Những điều bắt buộc phải nhớ khi ăn rươi
Ăn rươi phải kèm với vỏ trần bì
Rươi là sinh vật sống ở dưới đáy nước, nơi nhiều bùn cát đất bẩn nên rươi chứa nhiều độc tố. Đặc biệt khi rươi chết rất dễ bị phân hủy và là mối nguy hại cho sức khỏe con người. Do đó ăn phải rươi chết sẽ bị ngộ độc, sình bụng, khó tiêu, tiêu chảy cấp, nặng nề hơn là nguy hiểm tới tính mạng.
Trong khi đó, theo Đông y, vỏ quýt hay còn được gọi là vỏ trần bì, có nhiều tác dụng rất hữu ích, đặc biệt những bệnh có liên quan đến tiêu hóa. Vỏ quýt có tác dụng làm kiềm chế, hóa bỏ những chất độc hại do rươi thải ra. Vì vậy khi nấu các món ăn từ rươi, người ta sẽ cho thêm cả vỏ quýt. Đây dường như trở thành 1 nguyên liệu bắt buộc cho món rươi. Hơn nữa vỏ quý có vị the, mùi thơm vô cùng dễ chịu, cho nên càng làm món ăn thêm hấp dẫn.
Bảo quản rươi bằng phương pháp cấp đông
Rươi chỉ có vào một mùa nên nếu muốn sử dụng rươi quanh năm thì ngoài cách làm mắm rươi thì phải sử dụng phương pháp cấp đông rươi. Rươi sau khi sơ chế sạch sẽ thì được bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh bằng hộp có nắp kín hoặc túi hút chân không. Khi sử dụng chỉ cần rã đông bằng ngăn mát tủ lạnh trước khi chế biến khoảng một tiếng.
Tuyệt đối không dùng nước lạnh, nhiệt độ phòng hoặc lò vi sóng để rã đông rươi. Không nên sử dụng rươi bảo quản trong tủ lạnh quá lâu, có khả năng sản sinh độc tố có hại.
Khi nấu ăn phải chọn rươi tươi ngon
Nhiều người tự đặt ra câu hỏi thế nào là rươi tươi ngon? Rất đơn giản, rươi tươi ngon là con rươi có màu hồng hoặc màu đỏ, bò khỏe, to béo. Thông thường những con rươi bò bên trên là những con đạt yêu cầu. Còn những con nhỏ, màu xanh nhờ nhờ, bò yếu là những con sắp chết, những con này thường này bị đẩy xuống phía dưới. Khi mua rươi tươi cần lưu ý điểm này để chọn mua rươi tươi.
Khi mua rươi cấp đông khó theo dõi được con yếu, con đã chết trước khi cấp đông, vì vậy cần chọn mua rươi ở những cơ sở uy tín để đảm bảo chất lượng rươi.
Sơ chế rươi đúng cách
Bước đầu tiên để sơ chế rươi là rửa rươi với nước sạch. Công đoạn này nhằm loại bỏ rác bẩn, chất nhờn và những con rươi chết vỡ bụng. Rươi chết dễ phân hủy và sản sinh độc tố ảnh hưởng xấu đến cơ thể con người. Sau đó chần rươi qua nước sôi non vài lần cho rụng bớt lông tơ để ăn rươi không bị ngứa. Vớt rươi ra rá cho ráo nước là có thể bắt đầu chế biến. Quá trình sơ chế rươi cần nhẹ tay vì con rươi rất dễ bị vỡ nát.
Những người không nên ăn rươi
Chính vì rươi quá bổ dưỡng, hàm lượng đạm trong rươi rất cao nên không phải ai cũng ăn được, mà cũng có những trường hợp không nên ăn rươi. Sau đây là những trường hợp không nên ăn rươi hoặc thật hạn chế ăn rươi:
- Phụ nữ có thai: những bà mẹ đang mang thai thì tốt nhất không nên ăn rươi. Vì rươi giàu đạm nên ăn dễ bị đầy bụng, khó tiêu, điều này ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.
- Trẻ em: Đối với trẻ em, khi hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh thì các bậc cha mẹ phải thật chú ý. Nếu muốn trẻ ăn thì phải cho ăn từng ít ít 1, ăn từ từ để xem biểu hiện của trẻ.
- Người có cơ địa dị ứng: đối với những người này thì dù bất kỳ món ăn nào cũng phải cẩn thận. Với món rươi thì càng phải chú ý vì rươi rất giàu đạm. Khi ăn thì phải ăn 1 chút trước rồi xem biểu hiện của cơ thể, nếu thấy bất kỳ biểu hiện lạ thì phải dừng lại ngay.
- Người vừa mới ốm dậy, cơ thể còn yếu thì không nên ăn rươi
- Đối với người bị hen suyễn thì rươi là 1 thực phẩm cực độc.
Trên đây là những điều cơ bản về con rươi và những điều bắt buộc phải nhớ khi ăn rươi. Nếu không thuộc những trường hợp như đã nêu trên, thì chúng ta còn chần chừ gì nữa khi không thưởng thức món rươi ngon bổ dưỡng “thượng hạng” này.
>> Mua rươi ngon, chất lượng tại cửa hàng Đặc sản Bá Kiến TẠI ĐÂY! Hoặc liên hệ số Hotline để được tư vấn sản phẩm nhanh nhất: 0962 08 3232.