Cách làm rươi

Rươi là đặc sản có thể chế biến được rất nhiều món ăn thơm ngon hấp dẫn như chả rươi, nem rươi, rươi nấu canh, riêu rươi, rươi kho, rươi rang muối, rươi cuốn lá lốt, mắm rươi… Tùy vào sở thích mỗi người mà lựa chọn cách chế biến rươi khác nhau, nhưng dù là chế biến thành món ăn nào đi nữa cũng cần chú ý đến cách làm rươi sao cho đúng và an toàn. Không giống như các loại thực phẩm khác, sơ chế rươi không đơn giản chỉ là công đoạn làm sạch.

Cách chọn rươi: Thế nào là rươi ngon?

Rươi là sinh vật thuộc họ giun nhiều tơ, thân mềm dài khoảng 10 cm. Rươi sống ở môi trường nước lợ ở các vùng ven sông lớn, chúng thường xuất hiện vào cuối tháng 9 đầu tháng 10 hàng năm. Nhìn bề ngoài rươi có hình dáng khá đáng sợ nhưng khi đã ăn rồi thì khó mà quên được hương vị của nó. Căn cứ vào thời gian mùa rươi nổi thì nên mua rươi vào tháng 8 đến tháng 10 âm lịch, như vậy sẽ mua được rươi tươi đầu mùa tốt hơn rươi đông lạnh để qua nhiều tháng.

Rươi chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như protid, lipid, calo, canxi, photpho, kẽm, sắt… Để đảm bảo những thành phần dinh dưỡng này không bị hư hao, cần chọn những con rươi ngon, tươi, chất lượng.

Rươi ngon là những con còn tươi, con lớn, thân mập mạp, màu đỏ, còn sống khỏe mạnh. Khi mua rươi thấy tỉ lệ những con đỏ hồng căng tròn càng cao thì rươi càng rươi ngon hơn. Khi rươi để đông lạnh thì chuyển sang màu xanh nhạt. Kinh nghiệm mua rươi tươi là nên chọn những con còn sống và bơi ở phía trên, vì một số rươi ở dưới thường là con yếu hoặc bị chết đã vỡ bụng và có mùi tanh.

Rươi tươi ngon
Rươi tươi ngon

Rươi yếu, kém chất lượng hoặc sắp chết là những con nhỏ, gầy yếu, có màu xanh, hoạt động kém hoặc không còn ngọ nguậy. Rươi chết có màu xanh đậm, hơi tím, rất nhợt nhạt. Rươi bình thường cũng sẽ có mùi tanh nhẹ, nhưng rươi chết có mùi tanh nặng khó chịu thấy rõ.

Chọn rươi ngon sẽ giúp chất lượng món rươi được nâng cao, rươi ngon hơn và giàu dinh dưỡng hơn. Bên cạnh đó, chọn rươi chất lượng còn để đảm bảo sức khỏe của người tiêu dùng. Những con rươi đã chết có hại cho cơ thể chúng ta bởi nó dễ sản sinh độc tố. Nhẹ thì gây nên chứng tiêu chảy, chướng bụng, khó tiêu… nặng thì có thể dẫn đến ngộ độc, thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng.

Sơ chế rươi đúng cách

Khi rửa rươi đầu tiên cần chuẩn bị một chậu nước sạch, thả nhẹ rươi vào chậu nước, dùng tay đẩy rửa nhẹ nhàng để rươi khỏi bị vỡ bụng. Công đoạn này cần nhặt sạch rác, rơm, rạ và một số con chết. Rửa khoảng 3 lần nước cho sạch bùn đất, chất nhờn bẩn bám trên thân rươi là được.

Rươi sạch vớt ra để ráo nước, chuẩn bị bước tiếp theo làm sạch lông để khi ăn không bị ngứa hay rát cổ. Pha nước nóng khoảng 40-60 độ, thả rươi vào nước, sau đó dùng đũa khuấy nhẹ. Khi thấy bùn đất, lông và chân rươi rụng ra, nổi lên thì vớt rươi ra là có thể bắt đầu chế biến món ăn. Bước này có thể làm từ 2-3 lần để đảm bảo con rươi sạch hẳn.

Sơ chế rươi đúng cách
Sơ chế rươi đúng cách

Sau khi Rươi được làm sạch, nếu không sử dụng hết để nấu ăn, bạn cũng có thể bảo quản rươi trong ngăn mát tủ lạnh, cách này giữ rươi tươi ngon trong vài ngày. Nếu chưa muốn sử dụng trong thời gian sắp tới, bạn để rươi vào hộp nhựa có nắp kín hoặc túi đựng thực phẩm hút chân không rồi để trong ngăn đá tủ lạnh. Với cách này, bạn có thể giữ nguyên hương vị và chất lượng rươi trong thời gian dài hơn.

>> Rươi chất lượng, giá cả phải chăng bạn đã biết mua ở đâu chưa? Đến ngay cửa hàng Đặc sản Bá Kiến để sở hữu rươi tươi ngon mà giá ưu đãi. Đặt mua ngay TẠI ĐÂY!
Hoặc liên hệ số Hotline để được tư vấn sản phẩm nhanh nhất: 0962 08 3232.

Rươi tươi thương hiệu Bá Kiến
Rươi tươi thương hiệu Bá Kiến

Chế biến rươi với vỏ quýt

Theo Đông y, vỏ quýt (còn có tên gọi là trần bì) có rất nhiều công dụng, trong đó có một tác dụng đó là phòng và chữa một số bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Vỏ quýt tươi chứa 3.8% tinh dầu, 9% hectozan, ngoài ra còn có một số chất khác như carotene, vitamin B1, B2. Tinh dầu chứa trong vỏ quýt có vị the và mùi thơm rất dễ chịu.

Vỏ quýt là nguyên liệu không thể thiếu khi chế biến bất kỳ món ăn nào có rươi. Loại quýt được ưa chuộng nhất để tạo ra hương vị thơm ngon cho món rươi là loại quýt hôi. Bên cạnh việc khiến các món ăn từ rươi trở nên thơm ngon hấp dẫn hơn, đây là vị thuốc dân gian nhằm mục đích phòng chống ngộ độc.

Rươi là loài sinh vật sống ở đáy nước vùi mình trong bùn cát, cho nên không thể tránh khỏi việc chúng bị nhiễm độc chất từ chính môi trường sống, nhất là với điều kiện môi trường ngày càng bị ô nhiễm như hiện nay. Đặc biệt rươi chết rất dễ bị phân hủy, sinh ra độc tố có thể gây ra trướng bụng, khó tiêu, tiêu chảy… ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của người ăn.

Chế biến rươi với vỏ quýt
Chế biến rươi với vỏ quýt

Ngoài ra do rươi là món ăn giàu dinh dưỡng giàu đạm, đạm chứa trong rươi không giống với đạm có trong thịt bò, thịt lợn đây cũng là một trong những nguyên nhân gây khó tiêu, hay dị ứng cũng giống như dị ứng khi ăn nhộng.

Có thể dân gian cũng đã nhận biết được vấn đề này, bởi vậy nên khi chế biến các món ăn từ rươi người ta thường cho thêm vào một ít vỏ quýt vừa để tạo mùi cho món ăn vừa để phòng bệnh.

>> Xem thêm:

Cách Làm Rươi tuy trải qua nhiều bước hơn các nguyên liệu thông thường nhưng không quá phức tạp. Món đặc sản này chỉ cần bạn nhẹ tay, tỉ mỉ một chút là đã sẵn sàng để được chế biến những món ăn thơm ngon bổ dưỡng chiêu đãi cả nhà. Dù là người khó tính như thế nào cũng sẽ phải xiêu lòng trước hương vị độc lạ, ngọt béo, thơm ngậy của rươi sau khi chế biến. Chúc bạn thành công với món rươi nhé!